Đọc báo thấy tin này đáng chú ý, liên hệ tới Việt Nam quê hương một thời của tôi, xin chép lại để mai mốt đọc lại kỹ hơn.
Nhà cầm quyền Việt Nam dự tính bán công trái trên thị trường quốc tế lần thứ ba.
Một nguồn tin từ Hà Nội được thông tấn xã Reuters trích lời cho hay, lần này số tiền công trái mà Việt Nam bán lên tới $1 tỉ USD đáo hạn 10 năm hoặc có thể dài hơn. Nguồn tin nói rằng ba tổ chức đầu tư tài chính ở Hoa Kỳ gồm Citigroup, Barclays Capital và Deutsche Bank được lựa chọn để chào hàng.
Năm 2005, Hà Nội đã bán trái phiếu quốc tế được $750 triệu USD và số tiền này hầu hết đã được giao cho tổng công ty đóng tàu quốc doanh Vinashin.
Năm 2007, bán $1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế, tức nhà nước đứng đại diện vay tiền cho Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam, Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công Ty Sông Ðà và Tổng Công Ty Lắp Máy Việt Nam, thực hiện đầu tư các dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án mua tàu vận tải, dự án thủy điện Xê Ca Mản 3 và nhà máy thủy điện Hủa Na.
Nhiều chuyên gia tài chính quốc tế từng khuyến cáo hành động bán công trái lấy đô la có nhiều nguy hiểm khi loại ngoại tệ này mất giá nhiều trên thị trường.
Ngày 4 Tháng Mười Một, 2009, báo điện tử của nhà cầm quyền trung ương Hà Nội loan báo về ý định bán công trái trên thị trường quốc tế và nói, “Bộ Tài Chính được chủ động xác định thời hạn và lãi suất của trái phiếu trong quá trình chào bán và định giá trái phiếu với điều kiện đảm bảo lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm không quá 7%/năm.”
Nếu bán được trọn số tiền công trái đó, một phần “hoàn trả ngân sách nhà nước 700 triệu USD” và, “số còn lại giao Bộ Kế Hoạch và Ðầu Tư phối hợp với Bộ Tài Chính lựa chọn dự án phù hợp, có khả năng trả được nợ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong thời gian chuẩn bị phát hành,” trang nhà 'Chính phủ' nói.
Ngày 19 Tháng Mười Hai, 2009, khi loan tin Quốc Hội thảo luận để thông qua “phương án phân bổ vốn trái phiếu chính phủ” Web Chính Phủ nói “Tổng số vốn trái phiếu chính phủ cho năm 2010 là 56,000 tỷ đồng. Trong đó, các dự án ngành giao thông vận tải 28,000 tỷ đồng, thủy lợi 13,600 tỷ đồng, y tế 5,600 tỷ đồng, di dân tái định cư thủy điện Sơn La 1,500 tỷ đồng, giáo dục 6,500 tỷ đồng.”
Nhiều lần bán công trái ngay trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam hoặc lấy tiền đồng hoặc tiền đô la đã thất bại vì lãi suất thấp hơn mức độ lạm phát.
Ngày 15 Tháng Mười Hai, 2009, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng, cầm đầu phái đoàn sang Nga ký kết mua 6 tàu ngầm trị giá khoảng $2.1 tỉ USD và có thể cả máy bay chiến đấu, trực thăng võ trang tổng cộng lối $4 tỉ USD. Ông Dũng chỉ xác nhận có chuyện mua tàu ngầm mà không đưa ra bất kỳ một chi tiết nào khác. Nhiều người đặt nghi vấn về khả năng mua hàng của Việt Nam khi ngân sách quốc phòng hàng năm được công bố chỉ có khoảng $1.4 tỉ đô la để nuôi gần nửa triệu quân.
Ngày 19 Tháng Mười Hai, 2009, tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam thuật một cuộc họp của Quốc Hội than phiền rằng việc sử dụng các ngân khoản đầu tư từ trái phiếu chính phủ “dở dang, lãng phí.”
“Mặc dù được đánh giá là ‘có tiến bộ,’ song việc giải ngân vốn trái phiếu chính phủ năm 2009 vẫn chưa thoát khỏi ‘căn bệnh’ chậm, bình quân, dàn trải...” Tờ TBKTVN viết.
Cho đến hết Tháng Mười, 2009, Kho Bạc Nhà Nước báo cáo rằng những đơn vị được phân bổ ngân khoản từ trái phiếu chính phủ “mới giải ngân được 26,586 tỉ đồng trên 64,000 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ,” tức mới chỉ được 47.5% kế hoạch cho cả năm.
Ðến ngày 22 Tháng Mười Hai, 2009, tờ TBKTVN lại đặt dấu hỏi là, “Kỷ luật tài chính không nghiêm đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu chính phủ?”
TBKTVN thuật lời Chủ Nhiệm Văn Phòng Quốc Hội Trần Ðình Ðàn cho rằng Quốc Hội của chế độ “đã tạo điều kiện hết sức về vốn trái phiếu nhưng việc phân bổ dàn trải, dẫn đến nhiều công trình dở dang, kém hiệu quả.” Theo ông Ðàn, đó là do “Bộ Kế Hoạch và Ðầu Tư còn nể nang các tỉnh và khuyết điểm này của cả trung ương trong chỉ đạo chứ không riêng địa phương.” ”
(Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=106433&z=2 )
Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/6109761
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét