Ngày 8 và 9/5/2010, trường THCS Lương Định Cùa tổ chức cho các bạn học sinh khối 9 tham gia trại Về nguồn tại Phan Thiết. Trong hành trình các bạn sẽ đến tham quan trường Dục Thanh - Di tích lịch sử cấp quốc gia, nơi Bác Hồ đã dừng chân dạy học khi vào Nam trước khi bôn ba nước ngoài.
Cùng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Dục Thanh ra đời năm 1907 trong phong trào Duy Tân chấn hưng đất nước, trường tọa lạc trên đất của làng Thành Đức, nay là số 39, đường Trưng Nhị, thành phố Phan Thiết . Dục Thanh (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là nơi mà Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) đã từng dạy học ở đó.
Trường Dục Thanh là một cơ sở của Công ty Liên Thành - một tổ chức yêu nước nổi tiếng được thành lập hồi đầu thế kỷ 20 gồm ba bộ phận với ba chức năng:
Liên Thành Thương quán: làm kinh tế gây quỹ hoạt động
Liên Thành Thư xã: tuyên truyền và truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước
Dục Thanh Học hiệu: mở trường dạy cho con em người yêu nước và lao động nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ
Trường do các chí sĩ Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất và hai con trai của nhà thơ Nguyễn Thông là Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quí Anh điều hành. Ngoài ra còn có Liên Thành thư xã góp phần truyền bá các loại sách báo có nội dung yêu nước, chống thực dân.
Dưới sự quản lý của cụ Nguyễn Hiệt Chi, Liên Thành thư xã đã mời cụ Phan Châu Trinh về đây diễn thuyết, gây được tiếng vang cho phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Theo các học trò cũ của Trường Dục Thanh còn sống sau năm 1975 (các cụ Từ Trường Phùng, Nguyễn Đăng Lâu và các bác sĩ Nguyễn Quí Phầu, Nguyễn Kim Chi) thì học trò của trường có khoảng 60 người và 7 thầy giáo dạy các môn Hán văn, Pháp văn, Thể dục, Địa lý thiên văn...
Giếng nước trong trường Dục Thanh vẫn như ngày nào Bác còn dạy học ở đây (ảnh: Q.H)
Cây khế trong khuôn viên trường.
Theo các tài liệu còn lại thì Dục Thanh ngưng hoạt động vào năm 1912, sau khi cụ Nguyễn Trọng Lội qua đời và cụ Nguyễn Quí Anh chuyển vào Sài Gòn. Mặc dù thời gian hoạt động không dài, song Dục Thanh đã đào tạo được nhiều thế hệ học trò có tinh thần yêu nước, làm nòng cốt cho phong trào chống thực dân lúc bấy giờ.
Bà Ngô Thị Mùi, Phó giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận cho biết, theo các tài liệu để lại thì vào cuối năm 1910, được sự giúp đỡ của cụ nghè Trương Gia Mô, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã trở thành thầy giáo dạy lớp Nhì, chủ yếu là dạy Quốc ngữ và Hán văn ở trường Dục Thanh. Ngoài kiến thức, thầy giáo Nguyễn Tất Thành còn truyền bá tình yêu quê hương đất nước cho học trò. Ngoài giờ học chính khóa, thầy Nguyễn Tất Thành còn dẫn dắt học sinh tham quan những thắng cảnh nổi tiếng của Phan Thiết như đình làng Đức Nghĩa, động làng Thiềng, bãi biển Thương Chánh (bãi biển Đồi Dương, Phan Thiết ngày nay)...
Vào khoảng tháng 2.1911, trong một ngày nắng đẹp bên dòng Cà Ty, trường Dục Thanh đã vắng bóng thầy giáo Nguyễn Tất Thành vì Người đã bí mật vào Sài Gòn tìm đường sang Pháp, mở đầu cho cuộc đấu tranh đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách thống trị của thực dân, phong kiến.
Thể theo nguyện vọng của nhân dân địa phương và để tưởng nhớ Người, sau ngày giải phóng đất nước, trường Dục Thanh đã được phục chế nguyên mẫu với những kỷ vật còn khá nguyên vẹn gắn liền với thầy giáo Nguyễn Tất Thành như bộ tràng kỷ, án thư, tráp, nghiên. Đặc biệt, cây khế Bác trồng và chăm sóc đã gần trăm tuổi nhưng vẫn xanh tốt như ngày nào. Ngọa Du Sào vẫn phảng phất hình bóng Bác ngồi soạn bài, đọc sách... Tất cả đã trở thành những kỷ vật thiêng liêng.
(Nguồn Bình Thuận online)
Trường Dục Thanh là một cơ sở của Công ty Liên Thành - một tổ chức yêu nước nổi tiếng được thành lập hồi đầu thế kỷ 20 gồm ba bộ phận với ba chức năng:
Liên Thành Thương quán: làm kinh tế gây quỹ hoạt động
Liên Thành Thư xã: tuyên truyền và truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước
Dục Thanh Học hiệu: mở trường dạy cho con em người yêu nước và lao động nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ
Trường do các chí sĩ Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất và hai con trai của nhà thơ Nguyễn Thông là Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quí Anh điều hành. Ngoài ra còn có Liên Thành thư xã góp phần truyền bá các loại sách báo có nội dung yêu nước, chống thực dân.
Dưới sự quản lý của cụ Nguyễn Hiệt Chi, Liên Thành thư xã đã mời cụ Phan Châu Trinh về đây diễn thuyết, gây được tiếng vang cho phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Theo các học trò cũ của Trường Dục Thanh còn sống sau năm 1975 (các cụ Từ Trường Phùng, Nguyễn Đăng Lâu và các bác sĩ Nguyễn Quí Phầu, Nguyễn Kim Chi) thì học trò của trường có khoảng 60 người và 7 thầy giáo dạy các môn Hán văn, Pháp văn, Thể dục, Địa lý thiên văn...
Giếng nước trong trường Dục Thanh vẫn như ngày nào Bác còn dạy học ở đây (ảnh: Q.H)
Cây khế trong khuôn viên trường.
Theo các tài liệu còn lại thì Dục Thanh ngưng hoạt động vào năm 1912, sau khi cụ Nguyễn Trọng Lội qua đời và cụ Nguyễn Quí Anh chuyển vào Sài Gòn. Mặc dù thời gian hoạt động không dài, song Dục Thanh đã đào tạo được nhiều thế hệ học trò có tinh thần yêu nước, làm nòng cốt cho phong trào chống thực dân lúc bấy giờ.
Bà Ngô Thị Mùi, Phó giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận cho biết, theo các tài liệu để lại thì vào cuối năm 1910, được sự giúp đỡ của cụ nghè Trương Gia Mô, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã trở thành thầy giáo dạy lớp Nhì, chủ yếu là dạy Quốc ngữ và Hán văn ở trường Dục Thanh. Ngoài kiến thức, thầy giáo Nguyễn Tất Thành còn truyền bá tình yêu quê hương đất nước cho học trò. Ngoài giờ học chính khóa, thầy Nguyễn Tất Thành còn dẫn dắt học sinh tham quan những thắng cảnh nổi tiếng của Phan Thiết như đình làng Đức Nghĩa, động làng Thiềng, bãi biển Thương Chánh (bãi biển Đồi Dương, Phan Thiết ngày nay)...
Vào khoảng tháng 2.1911, trong một ngày nắng đẹp bên dòng Cà Ty, trường Dục Thanh đã vắng bóng thầy giáo Nguyễn Tất Thành vì Người đã bí mật vào Sài Gòn tìm đường sang Pháp, mở đầu cho cuộc đấu tranh đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách thống trị của thực dân, phong kiến.
Thể theo nguyện vọng của nhân dân địa phương và để tưởng nhớ Người, sau ngày giải phóng đất nước, trường Dục Thanh đã được phục chế nguyên mẫu với những kỷ vật còn khá nguyên vẹn gắn liền với thầy giáo Nguyễn Tất Thành như bộ tràng kỷ, án thư, tráp, nghiên. Đặc biệt, cây khế Bác trồng và chăm sóc đã gần trăm tuổi nhưng vẫn xanh tốt như ngày nào. Ngọa Du Sào vẫn phảng phất hình bóng Bác ngồi soạn bài, đọc sách... Tất cả đã trở thành những kỷ vật thiêng liêng.
(Nguồn Bình Thuận online)
Xem đầy đủ bài viết tại http://hoilhtnq2dukhao.blogspot.com/2010/05/truong-duc-thanh-phan-thiet-noi-bac-ho.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét